Người Việt ăn tết ở Đức như thế nào?
Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm tại Việt Nam, ai cũng sắm sửa, chuẩn bị để đón năm mới với mong cầu nhiều điều tốt đẹp sẽ tới, vậy ở Đức thì sẽ như thế nào? Bạn có tò mò người Việt ăn Tết ở Đức ra sao khi xa quê hương? Cùng Tân Thành Edu tìm hiểu nhé!
Phong tục đón tết của người Đức
Đối với các nước phương Tây nói chung và Đức nói riêng, Tết Dương Lịch cũng mang ý nghĩa giống như ngày Tết cổ truyền của Việt Nam và đón Tết vào ngày 1 tháng 1 dương lịch hàng năm. Cũng giống như người Châu Á, đây là dịp tiễn đưa năm cũ, chào đón năm mới với hy vọng gặp nhiều điều tốt đẹp và may mắn trong công việc, gia đình, cuộc sống.
Không khí đón tết ở nước Đức
Người Đức đón Tết trong bầu không khí rộn ràng, nhộn nhịp, háo hức, họ cũng dành thời gian mua sắm, trang trí, nấu ăn như người Việt ăn Tết ở Đức.
Không khí chuẩn bị đón tết
Vì Noel và Tết gần nhau nên người Đức sẽ đón lễ trong vòng một tuần từ trước Noel cho đến đầu năm mới. Cũng giống ở Việt Nam, các con đường được trang trí rực rỡ, những ngôi nhà được dọn dẹp sạch sẽ, mọi người tất bật mua sắm nên bầu không khí vô cùng nhộn nhịp, tươi vui.
Không khí đêm giao thừa
Kể cả chưa sang Đức, chắc hẳn bạn cũng đã được chứng kiến cảnh tượng đêm giao thừa náo nhiệt và hoành tráng tại các nước châu Âu. Ở Đức cũng vậy, mọi người sẽ cùng nhau tập trung trên các con phố, các công viên hay bờ sông để chờ đón giây phút đếm ngược. Khi đồng hồ điểm đúng 0h, tiếng chuông nhà thờ vang lên và pháo hoa nổ tung trên bầu trời, mọi người trao nhau những cái ôm ấm áp và lời chúc “Gutes Neues Jahr” hay “Happy New Year” để những điều tốt đẹp nhất sẽ đến vào năm mới.
Phong tục đón tết của người Đức
Ở mỗi quốc gia sẽ có những phong tục đón Tết khác nhau, vừa mang bản sắc văn hóa riêng vừa mang ý nghĩa cầu chúc một năm mới may mắn, hạnh phúc, no đủ. Dưới đây là những phong tục độc đáo tại Đức.
Ẩm thực bàn tiệc tết tại Đức
Nếu ở Việt Nam, cá chép là biểu tượng của ngày 23 tháng Chạp với ý nghĩa đưa ông Táo về trời thì ở Đức cá chép là món ăn truyền thống trong bữa ăn ngày Tết để mang đến may mắn và thịnh vượng cho năm mới.
Bánh chiên nhân mứt Pfannkuchen cũng là một món ăn phổ biến trong ngày Tết ở Đức. Loại bánh này có hình tròn, bát giác, trái tim, hình chóp sẽ giúp cầu may và rất phù hợp khi uống cùng với rượu champagne.
Ngoài ra, người Đức cũng rất thích món heo quay và thường ăn cà rốt và bắp cải trong ngày Tết để cầu mong sự ổn định về tài chính.
Trong bữa ăn vào đêm giao thừa, người Đức sẽ không quên bày lên bàn một chiếc đĩa lên đựng mười hai củ hành được khoét lỗ và rắc muối.
Phong tục nấu chì đoán vận may
Phong tục này có nguồn gốc từ thời Nước Đức còn bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức. Khi đó, người dân Đức sẽ đổ chì nóng lên một cái thìa rồi ném thìa xuống nước, khi miếng chì nguội đi họ sẽ vớt lên. Nếu miếng chì có hình trái tim hoặc chiếc nhẫn thì năm mới sẽ có tin mừng về cưới xin, hình một con tàu thì có thể phải đi xa, hình con heo thì đón một năm mới sung túc…
Để lại chút đồ ăn cho năm mới sung túc
Người Đức quan niệm rằng việc để thừa lại một chút thức ăn biểu tượng cho sự no đủ, dư giả, như vậy năm mới sẽ mang đến nhiều thịnh vượng. Nếu bạn được mời tham gia bữa tiệc ngày Tết của người Đức thì chú ý phong tục này để ngày Tết trọn vẹn nhé.
>>> Nhóm cộng đồng người Việt Nam tại Đức
Cộng đồng người Việt đón tết ở Đức
Nhiều du học sinh Việt tại Đức chia sẻ dù rất nhớ nhà nhưng không thể về được vì giá vé máy bay khứ hồi rất tốn kém và cũng không thể về lâu mà phải nhanh chóng trở lại Đức. Không phải ai cũng có điều kiện để trở về Việt Nam vào ngày Tết nên du học sinh thường lo lắng khi sang Đức sẽ rất cô đơn, lạc lõng, đặc biệt là vào những ngày lễ, Tết truyền thống không thể ở bên gia đình, người thân. Đừng lo lắng, tại Đức có rất nhiều cộng đồng người Việt. Vào những ngày lễ, dù xa quê hương, bạn vẫn có thể tham gia hoạt động thú vị dành cho người Việt ăn Tết ở Đức.
Trong những ngày cận Tết, mặc dù vẫn bận rộn với công việc, đi làm từ sáng đến tối nhưng đều cố gắng dành thời gian để tham gia các hoạt động do cộng đồng người Việt tổ chức như gói bánh chưng, trang trí mâm ngũ quả, chả, giò.... Tuy nhiên, để mua được các nguyên liệu gói bánh chưng không phải là điều dễ dàng ở Đức. Thường phải đến các khu chợ của người Việt mới có thể mua được các nguyên liệu cần thiết nhưng cũng không được đầy đủ và giữ đúng hương vị như ở Việt Nam.
Các du học sinh tại Đức cũng thường rủ nhau chuẩn bị đồ ăn, mua sắm quần áo, trang trí phòng, tụ tập ở nhà hàng, quán ăn nào đó rồi trò chuyện và chúc tụng nhau. Cả năm bận rộn học tập và làm việc vất vả, dù không về quê hương thì vẫn có dịp hội ngộ, giao lưu, không còn cảm thấy cô đơn và bớt nhớ nhà hơn.
Đón Tết xa nhà chắc chắn sẽ rất buồn, nhưng vẫn có thể san sẻ cùng cộng đồng người Việt ăn Tết ở Đức để nỗi nhớ nhà vơi đi nhường nào. Đây cũng là nguồn động lực để những du học sinh người Việt phấn đấu học tập, làm việc, sớm trở về Việt Nam đón một cái Tết cổ truyền ấm áp bên gia đình.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm