Tôn giáo và tín ngưỡng những điều cần biết để du học Đức dễ dàng
Với mỗi quốc gia, tôn giáo và tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành lối sống, văn hóa và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân. Vì vậy, các bạn có ý định du học nghề Đức, chắc chắn phải tìm hiểu về tôn giáo và tín ngưỡng của đất nước này để tự tin sinh sống và học tập tại Đức. Tân Thành Edu sẽ cùng bạn tìm hiểu và trang bị kiến thức trong bài viết này.
1. Tổng quan về tôn giáo ở Đức
Cũng giống như ở Việt Nam, Đức là quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời và là một dân tộc đa tôn giáo, tín ngưỡng. Nhưng tôn giáo và tín ngưỡng của Đức vẫn sẽ có sự khác biệt rõ rệt với đất nước ta. Nếu ở Việt Nam, công giáo là tôn giáo chiếm nhiều tín đồ nhất, thì ở Đức cơ đốc giáo mới là tôn giáo chiếm ưu thế.
Trong dân số nước Đức thì có đến ⅔ dân số cho rằng bản thân là Kito hữu (hay cơ đốc nhân, tín hữu Cơ Đốc). Hồi giáo là tôn giáo thiểu số lớn nhất với khoảng 3,5% dân số. Ở Đức cũng vẫn tồn tại những loại hình tôn giáo khác như Phật giáo, Do thái giáo, Hindu giáo… Có thể nói chính sự tồn tại nhiều hình thức tôn giáo như vậy, nên Đức thuộc top các quốc gia đa tôn giáo trên thế giới.
Tuy nhiên không phải người dân nào ở Đức cũng thuộc một tôn giáo nhất định, số lượng người không theo tôn giáo cũng chiếm một lượng đáng kể, rơi vào khoảng 39 - 41% dân số (2022), trong khi vào năm 2018, thì con số này chỉ từ 35 - 38%. Những người này sinh sống chủ yếu ở khu vực miền Bắc và những vùng ở Đông Đức cũ.
Sự phân bổ về tôn giáo theo vị trí địa lý ở Đức cũng khá đa dạng và là điều thú vị. Như ở phần trên, số người không theo tôn giáo sinh sống chủ yếu ở khu vực miền Bắc và Đông Đức cũ. Cơ đốc giáo là tôn giáo chiếm đa số ở nước Đức, nhưng sự phân bổ tín đồ theo địa lý cũng có sự khác biệt. Ở Đông Nam và phía Tây nước Đức thì chủ yếu là cơ đốc giáo nhưng là Công giáo La Mã. Ở trung tâm phía Bắc đa số lại là đạo Tin lành, đây cũng là tôn giáo chủ yếu ở các bang thành phố và bang mới của liên bang Đức. Ở Tây Nam Đức Công giáo La Mã và Tin Lành lại gần như ngang nhau.
>>> Bạn cần biết: Những điều cấm kỵ tại Đức không nên làm
2. Sự ảnh hưởng của tôn giáo đến văn hóa người Đức
Dù số lượng người không theo tôn giáo ở Đức đã tăng lên đáng kể, tôn giáo cũng không còn là yếu tố thường được nhắc đến trong các câu chuyện hay vấn đề cuộc sống hàng ngày của người Đức. Nhưng vẫn phải thừa nhận rằng, tôn giáo luôn đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, văn hóa và hành vi của con người đất nước này.
Ảnh hưởng của tôn giáo đến khái niệm đạo đức
Nhiều người khi nhắc đến sự ảnh hưởng của tôn giáo thì sẽ nghĩ ngay đến là hành vi ứng xử hoặc văn hóa giao tiếp. Nhưng thực tế, tại Đức đây là 2 điều mà tôn giáo ảnh hưởng gián tiếp. Có nghĩa là, tôn giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khái niệm đạo đức và nhận thức, từ đó làm thay đổi hành vi ứng xử và giao tiếp.
- Ví dụ, người Đức tôn trọng tính kỷ luật và tổ chức, vì vậy trong khi giao tiếp điều này cũng được thể hiện rõ. Người Đức sẽ không nói xen ngang, trẻ con ở Đức ngay từ nhỏ đã được dạy quy tắc không được phép nói leo, cắt lời của người lớn. Cách xưng hô của người Đức cũng rõ ràng và tôn trọng đối phương giao tiếp.
- Thứ hai là sự chú trọng đến sự thật và trung thực. Vì vậy họ sẽ luôn nói thật và khi phát hiện có điều không đúng, có lời nói dối họ sẽ tìm hiểu để nhận được sự chân thật và trung thực nhất.
- Tôn giáo cũng ảnh hưởng tới tính thận trọng của mỗi người dân Đức. Nếu ở Việt Nam có câu “uốn lưỡi mười lần trước khi nói”, thì điều này là diễn ra thường xuyên ở Đức. Bởi họ luôn dành thời gian để suy nghĩ thật kỹ mỗi khi đưa ra bất kỳ thông tin hay ý kiến nào. Điều này xuất phát từ tôn giáo, trong đó suy nghĩ kỹ lượng, thận trọng là điều rất quan trọng.
Tôn giáo ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của người Đức
Có thể coi tôn giáo là một trong những yếu tố quan trọng giúp Đức phát triển và có nhiều công ty lớn, công ty đa quốc gia được các nhà đầu tư tin tưởng bỏ vốn. Bởi tôn giáo đã khiến người kinh doanh tôn trọng đối tác kinh doanh, tôn trọng những nét riêng tư trong lịch sử và truyền thống của khách hàng và đối tác. Tôn giáo Đức cũng đã hình thành nên đức tính cẩn thận, tỉ mỉ của người dân và nhân viên sinh sống, làm việc tại Đức. Đây là một điều vô cùng quan trọng và là đức tính được nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở mỗi ứng viên.
Ngoài ra, tôn giáo Đức cũng là nền móng giúp các công ty Đức tạo ra một môi trường công sở văn minh, công bằng. Cấp trên đánh giá cấp dưới thông qua sự đóng góp, nỗ lực trong công việc, từ đó ghi nhận công sức và trả lại một phần thưởng xứng đáng. Đồng nghiệp tôn trọng lẫn nhau, góp ý để cùng phát triển thay vì cạnh tranh, nói xấu. Bởi họ đặt trọng tâm vào việc xây dựng mối quan hệ và lợi ích lâu dài thay vì lợi ích ngắn hạn. Nên các mối quan hệ kinh doanh, đồng nghiệp, sếp và nhân viên luôn bền vững và lâu dài.
3. Đâu là tôn giáo phổ biến ở Đức?
Với ⅔ dân số theo đạo này, thì cơ đốc giáo hay còn gọi là Kitô giáo là tôn giáo phổ biến nhất ở Đức. Người theo Kitô giáo là những người tin vào chúa Giêsu và tin rằng Giêsu là con của chúa, người chỉ có một và hiện hữu trong 3 thân vị.
Nếu chưa bao giờ tìm hiểu hay đọc về Cơ đốc giáo, nhiều người sẽ rất thắc mắc và cảm thấy khó hiểu. Tân Thành Edu sẽ giúp bạn hiểu hơn về Cơ đốc giáo sau hàng loạt tên gọi sau đây.
Cơ đốc giáo và Kitô giáo là một?
Trong Kito giáo có 4 dòng chính bao gồm: Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành và Anh giáo. Trong đó, Công giáo và Tin lành là 2 nhánh tôn giáo phổ biến hơn cả trong Kitô giáo, trong đó Công giáo có tín đồ cao hơn cả. Tuy nhiên, dù xác nhận là người theo Cơ đốc giáo, nhưng số người đi lễ nhà thờ thì thấp hơn đáng kể so với số người dân tự nhận.
Dù công giáo là cộng đoàn Kitô đông nhất tại Đức, thì tỷ lệ tín đồ theo Công giáo và Tin lành ở đất nước này được phân chia gần như đều nhau. Theo thống kê năm 2021, số tín hữu Công Giáo tại Đức hiện nay là hơn 21 triệu 600 ngàn người, tỷ lệ là 26% dân số toàn quốc. Trong khi đó, có đến 25% người theo đạo tin lành, con số cũng không chênh lệch quá lớn. Và cũng đừng ngạc nhiên nếu như trong quá trình du học nghề Đức bạn bắt gặp những người vừa theo cả Công giáo và Tin lành.
4. Các tôn giáo khác ở Đức
Vì là quốc gia đa tôn giáo, nên ngoài Cơ đốc giáo là tôn giáo phổ biến thì tại Đức cũng tồn tại nhiều tôn giáo hoạt động song song.
Hồi giáo
Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới nhưng là tôn giáo phi Thiên chúa giáo lớn nhất được tổ chức ở Đức. Mặc dù là tôn giáo xuất hiện muộn, nhưng con số ghi nhận về số lượng tín đồ chiếm khoảng 3,5%-5% dân số Đức. Nhưng số lượng người tham gia hồi giáo lại không phải người gốc ở Đức, họ là những người di cư từ các quốc gia khác tới sinh sống như Thổ Nhĩ Kỳ, Bosnia. Vì vậy, cũng không hiếm để gặp người theo Hồi giáo và các nhà thờ Hồi giáo tại các thành phố lớn ở Đức.
Đạo Do Thái
Đây cũng là một tôn giáo được hình thành không bắt nguồn từ người dân Đức. Từ những năm 321 sau Công nguyên, người Do thái đã sinh sống tại Đức và mang theo nền văn hóa, tôn giáo đạo Do Thái tới đây. Khi chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, số người Do Thái tại Đức có hơn 100.000 thành viên và con số này tăng lên theo thời gian là do sự nhập cư của người Do Thái từ Liên Xô cũ vào Đức. Ngày nay lại càng có nhiều người Do Thái từ các nước phương Tây đến định cư ở Berlin, nên đây cũng là nơi đạo Do Thái có nhiều người tin theo.
Ấn Độ giáo, Phật giáo, Yazidi, Đạo Sikh
Đây là các tôn giáo khác tồn tại ở Đức, số người theo các tôn giáo này chiếm khoảng 3-4% dân số.
Theo khảo sát của Eurobarometer vào năm 2019, chỉ có 3% người tham gia khảo sát chọn tôn giáo là giá trị quan trọng nhất với cá nhân họ, bạn có thể thoải mái hơn để theo tôn giáo của mình.
Có thể thấy, tôn giáo có sự phân bổ theo địa lý và từng khu vực tại nước Đức. Nhưng nắm chắc thông tin và hiểu về tôn giáo mà bạn bè hoặc người dân khu vực mình sinh sống cũng sẽ giúp bạn tự tin, cùng quan điểm, sở thích để dễ dàng trò chuyện và kết nối. Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong quá trình tìm hiểu về tôn giáo và tín ngưỡng ở Đức cũng như thông tin về Du học nghề Đức một cách dễ dàng hơn.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm