Tài khoản phong tỏa Đức - Những điều bạn cần biết

Tài khoản phong tỏa Đức - Những điều bạn cần biết

25/09/2023
Để xin cấp visa du học Đức cần chứng minh bạn có thể tự chủ được tài chính trong quá trình sinh sống và học tập tại đây mà không cần đến các khoản trợ cấp của chính phủ Đức. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm thế nào để chứng minh được điều đó. Mở tài khoản phong tỏa Đức chính là gợi ý đầu tiên dành cho bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết hơn về loại tài khoản này, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Để xin cấp visa du học Đức cần chứng minh bạn có thể tự chủ được tài chính trong quá trình sinh sống và học tập tại đây mà không cần đến các khoản trợ cấp của chính phủ Đức. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết làm thế nào để chứng minh được điều đó. Mở tài khoản phong tỏa Đức chính là gợi ý đầu tiên dành cho bạn. Để biết thêm các thông tin chi tiết hơn về loại tài khoản này, hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Tài khoản phong tỏa Đức là gì, tại sao cần có?

Tài khoản phong tỏa Đức là một loại tài khoản ngân hàng đặc biệt dành riêng cho người nước ngoài muốn xin Visa Đức. Đây là một trong các yêu cầu được quy định bởi chính phủ nước CHLB Đức cho bất kỳ ai muốn xin cấp giấy thị thực dù là với mục đích du học, xin việc hay chỉ là đi du lịch.

Tài khoản phong tỏa Đức

Mục đích của tài khoản này:

  • Nhằm chứng minh bạn có đủ tiềm lực kinh tế để chi trả cho các hoạt động thường ngày khi sinh sống, học tập và làm việc tại Đức bằng cách chuyển một số tiền tối thiểu theo quy định vào tài khoản.
  • Tạo ra một khoản trợ cấp hàng tháng cho người mở thẻ thông qua việc hàng tháng bạn sẽ được rút một số tiền nhất định từ tài khoản này.

Số tiền cần có trong tài khoản phong tỏa là bao nhiêu?

Khi nhắc đến số tiền cần có trong tài khoản phong tỏa Đức bạn cần lưu ý đến số tiền cần chuyển vào khi mở tài khoản và số tiền được phép rút ra vào mỗi tháng. Số tiền được phép rút ra sẽ phụ thuộc vào số tiền mà bạn chuyển vào. Bạn càng chuyển nhiều tiền vào đầu.

Số tiền cần có trong tài khoản phong tỏa thay đổi từng năm theo quy định chính phủ Đức

Năm 2020, số tiền yêu cầu khi mở tài khoản là 10.236 Euro, số tiền được phép rút ra hàng tháng là 853 Euro.

Năm 2021, số tiền yêu cầu khi mở tài khoản là 10.332 Euro, số tiền được phép rút ra hàng tháng là 861 Euro.

Năm 2023, số tiền yêu cầu khi mở tài khoản được nâng lên thành 11.208 Euro, số tiền được phép rút ra hàng tháng là 934 Euro.

Hai khoản tiền này có thể sẽ thay đổi qua từng năm và tùy thuộc vào quy định của chính phủ Đức. Hãy tham khảo số liệu của các năm gần đây để ước chừng được mức tối thiểu mà bạn cần chuẩn bị và mức tối đa mà bạn có thể được rút nhé.

Mở tài khoản phong tỏa ở đâu, cần những gì?

Để nắm rõ hơn quy trình mở tài khoản phong tỏa Đức, bạn hãy tham khảo các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu thông tin và lựa chọn ngân hàng

Hiện nay nhu cầu du học và làm việc tại Đức ngày càng nhiều, vì vậy có nhiều ngân hàng ở Đức và Việt Nam hỗ trợ dịch vụ mở tài khoản phong tỏa Đức. Tại Đức bạn có thể lựa chọn một số ngân hàng: Coracle, Deutsche Bank, Fintiba,... Tại Việt Nam, bạn có thể mở tài khoản tại ngân hàng TMCP Công Thương (Vietinbank).

Hãy tìm hiểu kỹ thông tin như địa chỉ, thời gian làm việc, ưu - nhược điểm, lệ phí của từng ngân hàng. Từ đó lựa chọn một ngân hàng tiện lợi nhất đối với bạn để làm các thủ tục mở tài khoản tiếp theo.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký mở tài khoản phong tỏa Đức gồm các giấy tờ sau: 

  • Bản sao công chứng hộ chiếu còn hiệu lực (tối thiểu là 6 tháng)
  • Hộ khẩu/ chứng minh nhân dân còn hiệu lực
  • Giấy đề nghị mở tài khoản được phát hành bởi ngân hàng mà bạn chọn để mở tài khoản 
  • Một trong các giấy tờ sau: Bản sao công chứng giấy báo nhập học hoặc giấy chứng nhận đã đăng ký trước một khóa học tại Đức hoặc giấy chứng nhận của cơ quan thẩm định hồ sơ xin học của đại học tại Đức.

Bước 3: Nộp hồ sơ

Nếu bạn lựa chọn ngân hàng Vietinbank, sau khi bạn nộp hồ sơ lên ngân hàng, nhân viên tại chi nhánh Việt Nam sẽ chuyển hồ sơ của bạn sang chi nhánh Đức để mở tài khoản. Thông thường sau 5 ngày làm việc bạn sẽ nhận lại thông báo thông tin tài khoản của bạn.

Tương tự, đối với các ngân hàng ở Đức, bạn cũng cần nộp hồ sơ lên chi nhánh thuận tiện nhất đối với bạn và đợi thông báo thông tin tài khoản. Thông thường, từ 2 tuần trở lên bạn sẽ nhận được thông tin tài khoản của bạn.

Bước 4: Nộp tiền vào tài khoản

Sau khi nhận được thông tin tài khoản, bạn có thể tiến hành các bước chuyển tiền vào tài khoản.

Nộp tiền vào tài khoản khi đã nhận được thông tin tài khoản từ ngân hàng bên Đức

Nếu nơi bạn đăng ký mở tài khoản là ngân hàng Vietinbank tại Việt Nam, hãy tới trụ sở chi nhánh nơi bạn đăng ký hồ sơ để làm thủ tục chuyển tiền.

Nếu nơi bạn lựa chọn là Deutsche Bank, ngân hàng sẽ thông báo đến bạn số tài khoản và các thông số khác qua địa chỉ Email. Lúc này bạn có thể chuyển tiền vào tài khoản.

Bước 5: Kích hoạt tài khoản và sử dụng

Khi đặt chân sang Đức, hãy mang theo Giấy đăng ký tạm trú/tạm vắng tại Đức (Anmeldung) và Hộ chiếu đến các chi nhánh gần nhất của ngân hàng bạn đã đăng ký mở tài khoản để làm các thủ tục kích hoạt tài khoản và sử dụng.

Thời gian để kích hoạt tài khoản phong tỏa Đức có thể kéo dài lên đến 30 ngày. Vì vậy, trong thời gian chuẩn bị hành lý, hãy chuẩn bị thêm một khoản tiền mặt để bạn có thể chi trả các chi phí sinh hoạt, tiền trọ, học phí và mua sắm cho một tháng đầu tiền tại Đức.

>>> Cần biết: Cách đăng ký tạm trú tại Đức mới nhất

Khi nào có thể rút tiền từ tài khoản phong tỏa?

Bạn sẽ không thể tự ý rút tiền từ tài khoản phong tỏa mà cần thông qua một tài khoản cá nhân khác của bạn tại Đức, tài khoản này còn được gọi là tài khoản vãng lai. Tài khoản này được hiểu nôm na giống như các tài khoản cá nhân mà bạn đang sử dụng tại Việt Nam. Bạn có thể đăng ký mở và kích hoạt tài khoản tại bất cứ ngân hàng nào mà bạn muốn.

Sau khi tài khoản vãng lai và tài khoản phong tỏa của bạn được kích hoạt, khoản tiền của tháng đầu tiên sẽ được chuyển từ tài khoản phong tỏa sang tài khoản vãng lai trong vòng 2 ngày làm việc.

Đối với những tháng tiếp theo, tài khoản phong tỏa sẽ lên lịch hẹn tự động chuyển tiền vào tài khoản vãng lai cho bạn bằng đúng số tiền bạn đã được nhận từ tháng đầu tiên. Các khoản tiền này sẽ được chia đều cho từng tháng.

Cách tính tiền phải đóng vào Tài khoản phong tỏa khi du học nghề

Số tiền bạn nộp vào tài khoản phong tỏa phản ánh số tiền bạn cần chi trả cho các hoạt động cơ bản trong một năm sinh sống tại Đức. Vì vậy, mỗi sẽ có sự chi tiêu khác nhau và số tiền tối thiểu bạn nộp vào sẽ phải tuân thủ theo quy định của chính phủ Đức từng năm.

Cách tính số tiền phải đóng vào tài khoản phong tỏa Đức

Các khoản tiền bạn cần đóng vào tài khoản phong tỏa Đức khi du học nghề  như sau:

  • Tiền sinh hoạt phí trong khoảng thời gian học tiếng (áp dụng cho những bạn chưa có bằng B1). Chi phí sinh hoạt đối với những bạn không có việc làm thêm là 934 Euro/ tháng, đối với những bạn có việc làm 10 giờ/tuần với thu nhập tối thiểu sẽ giảm còn 771 Euro/ tháng. Tùy vào thời gian học của mỗi bạn để tính ra được tổng số tiền sinh hoạt trong giai đoạn này.
  • Tiền bổ sung thêm vào lương thực tập nếu tiền lương hàng tháng dưới 927 Euro chưa trừ đi các loại phí (đối với các bạn du học nghề). Do quy định của chính phủ Đức, mỗi tháng du học sinh cần tối thiểu 927 Euro cho mục đích sinh hoạt. vì vậy, nếu lương thực tập của bạn trên 927 Euro bạn sẽ không cần đóng khoản tiền này. Nếu mức lương của bạn dưới 927 Euro, mỗi tháng bạn cần đóng thêm (927 - tiền lương hàng tháng) Euro.

Để có thể yên tâm du học tại Đức, bạn cần chuẩn bị cho mình một khoản tiền đảm bảo bạn có thể chi trả được trong quá trình sinh sống và học tập tại đây. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trang bị thêm các kiến thức để có thể tự tính toán ước chừng được khoản tiền mà bạn cần chuẩn bị này. Hy vọng bài viết trên đã đem lại nhiều thông tin hữu ích về tài khoản phong tỏa Đức.

0 bình luận, đánh giá về Tài khoản phong tỏa Đức - Những điều bạn cần biết

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
đăng ký
Bạn đang có dự định đi du học? Hãy đăng ký thông tin, Tân Thành Edu sẽ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn
0.16165 sec| 1011.359 kb