Những điều cần biết khi nuôi thú cưng ở Đức

Những điều cần biết khi nuôi thú cưng ở Đức

30/08/2023
Khi sang một đất nước hoàn toàn mới, không có người thân bên cạnh, một chú thú cưng cũng giúp các bạn du học sinh nghề Đức vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà. Vậy việc đưa và nuôi thú cưng từ nước khác vào Đức có được chấp nhận không? Cần lưu ý những thông tin nào khi nuôi thú cưng ở Đức. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Khi sang một đất nước hoàn toàn mới, không có người thân bên cạnh, một chú thú cưng cũng giúp các bạn du học sinh nghề Đức vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà. Vậy việc đưa và nuôi thú cưng từ nước khác vào Đức có được chấp nhận không? Cần lưu ý những thông tin nào khi nuôi thú cưng ở Đức. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Làm thế nào để mang thú cưng vào Đức

Coi thú cưng như người thân, bạn bè nên trong hành lý sang Đức du học nghề của nhiều bạn trẻ không chỉ có quần áo, đồ dùng cá nhân mà còn cả những con vật đáng yêu này. Một số trường hợp thì được phép, nhưng một số lại bị từ chối nên phải bịn rịn rời xa thú cưng của mình trong một thời gian dài. Bởi EU và đặc biệt là nước Đức có những quy định khá nghiêm ngặt về việc vận chuyển, đưa động vật từ nước ngoài vào bộ phận lãnh thổ của họ.

Làm thế nào để đưa thú cưng sang nước Đức

Đức không chỉ ban hành luật nhập cư với con người mà cũng có riêng một điều khoản luật nhập cư cơ bản với động vật. Những trường hợp vật nuôi sau được phép nhập cư vào Đức:

  • Vật nuôi đã được tiêm phòng dại, có đầy đủ các loại giấy tờ liên quan
  • Được phép mang tối đa 5 động vật là vật nuôi trong gia đình tới Đức, chứ không nhằm mục đích thương mại. Các loài vật được chấp nhận là vật nuôi theo quy định của Hải quan Đức
  • Chó, mèo, chồn
  • Thỏ, chuột lang hoặc động vật thuộc loài gặm nhấm
  • Ngựa, rùa, ba ba
  • Cá cảnh, vẹt, chim bồ câu
  • Mỗi vật nuôi phải được đánh dấu bằng vi mạch hoặc hình xăm, kèm theo giấy chứng nhận thú y chính thức thì mới được nuôi thú cưng.
  • Nếu quốc gia bạn đến có nguy cơ bị bệnh dại thì vật nuôi phải trải qua tiêu chuẩn máu 1 tháng sau khi tiêm phòng.

Ngoài ra, cần lưu ý các loại động vật dưới đây sẽ không được phép mang vào Đức:

  • Chó con hoặc mèo con chưa đủ 15 tuần tuổi
  • Một số giống chó bị cấm và không được đưa vào Đức
  • Pit bull terrier
  • Chó sục bò Staffordshire
  • Bull terrier
  • American Staffordshire terrier.

Làm thế nào để nhận nuôi thú cưng ở Đức

Nếu vật nuôi của bạn thuộc nhóm những động vật bị cấm và không được phép nhập cảnh và mang theo khi tới Đức. Hoặc khi đến một đất nước xa lạ, muốn có một thú cưng bầu bạn, thì có thể lựa chọn phương pháp này đó là nhận nuôi một thú cưng mới ở đây.

Có lẽ là số ít quốc gia thân thiện và coi vật nuôi như vua, nên để nhận nuôi một chú thú cưng ở Đức cũng không đơn giản như ở Việt Nam là trao đổi giữa người với người. Ở Đức có 2 kiểu nhận nuôi thú cưng. 1 là nhận nuôi tại các trại tạm trú động vật. 2 là ở các website, chợ đen bán thú nuôi.

Địa điểm nhận nuôi thú cưng ở Đức

Nếu bạn nhận nuôi thú cưng một cách hợp pháp và văn minh ở các trại tạm trú động vật thì  sẽ phải hoàn thiện một số thủ tục giấy tờ nhất định bao gồm bằng chứng nhận dạng, phí nhận nuôi, trả lời các câu hỏi liên quan đến phúc lợi bạn có thể dành cho động vật bạn nhận nuôi. Một số Bang nghiêm ngặt hơn còn yêu cầu kiểm tra ngôi nhà, nơi bạn sống để chắc chắn bạn phù hợp với vật nuôi và mục đích nuôi là chính đáng chứ không nhằm mục đích thương mại.

Trường hợp thứ 2 là tìm nuôi thú cưng trực tuyến trên các Website hoặc chợ đen thú cưng thì mọi việc sẽ đơn giản hơn, chỉ cần thanh toán tiền là được. Tuy nhiên, sẽ có một rủi ro đó là không có giấy phép liên quan đến thú nuôi như hồ sơ tiêm phòng, vi mạch hoặc hình xăm. Những con thú này cũng sẽ ốm yếu và mắc nhiều bệnh tật, dễ tử vong hơn vì chúng bị bán đi sớm, không được bú sữa mẹ, không được chăm sóc cẩn thận, không có đầy đủ thức ăn và nước uống. Thủ tục nhận nuôi có vẻ đơn giản hơn nhưng lại dễ gặp phải các rắc rối về sau.

Thuê nhà ở Đức khi có thú cưng ở cùng phức tạp không?

Nuôi thú cưng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thuê nhà, mức độ ảnh hưởng còn tùy thuộc vào bạn có may mắn gặp được chủ tốt hay không. Cũng như ở Việt Nam, trước khi ký hợp đồng thuê nhà, cần phải trao đổi thông tin trước, một số chủ nhà sẽ đồng ý cho việc nuôi động vật, nhưng một số thì không. Đây là quyền cá nhân của chủ nhà thuê chứ không liên quan đến vấn đề pháp luật.

Thuê nhà khi nuôi thú cưng ở Đức có phức tạp không

Nhưng có một điểm cần lưu ý đó là bạn nuôi thú cưng  dù là chó hay mèo thì đều phải được đăng ký tại Văn phòng đăng ký công dân nơi bạn sống, và mỗi lần bạn chuyển nhà tới một địa điểm khác thì phải đăng ký lại. Còn đối với trường hợp động vật bạn có ý định nuôi bị xếp vào loại động vật kỳ lạ và nguy hiểm thì phải xin giấy phép hợp pháp và được sự đồng ý của chủ nhà, đây là điều bắt buộc.

Có thể mua đồ cho thú cưng ở đâu?

Nuôi thú cưng thì không thể thiếu được việc mua đồ ăn, thức uống, đồ sinh hoạt cho chúng. Ngay tại Việt Nam, hiện nay cũng có rất nhiều cửa hàng kinh doanh các loại dịch vụ, bán thực phẩm, đồ ăn cho các loại vật nuôi, phòng khám thú y, spa cho thú y. Với một đất nước phát triển và coi trọng vật nuôi như Đức thì thị trường bán đồ cho thú cưng lại càng rộng lớn. Bạn có thể tìm kiếm ở nhiều cửa hàng trên các con phố hoặc các trang mạng trực tuyến.

Các cửa hàng kinh doanh thực phẩm, vật dụng và dịch vụ cho thú cưng ở Đức cũng làm các công việc truyền thông rất tốt. Họ không chỉ cung cấp dịch vụ, bán sản phẩm mà còn đưa ra cho bạn những thông tin hữu ích trong việc nuôi nấng, chăm sóc vật nuôi của bạn.  Có 3 cửa hàng, trang web bạn có thể mua đồ ăn cho thú cưng đó là Fressnapf, Futterhaus và Barf.

Những phương tiện giao thông nào cho phép thú cưng đi cùng?

Một trong những vấn đề nhiều người quan tâm khi nuôi thú cưng tại Đức đó là việc đi lại. Giao thông công cộng tại Đức là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân và các du học sinh. Và đương nhiên, không thể để bản thân đi xe mà thú cưng chạy phía sau hoặc trong các trường hợp cần đưa thú cưng đi cùng. Thì có một tin vui, nhiều hệ thống giao thông công cộng ở Đức cho phép vật nuôi lên xe cùng, nhưng bạn sẽ phải giữ chắc thú cưng của mình, tránh để chúng chạy linh tinh, gây ảnh hưởng đến hoạt động và sự riêng tư của người khác bằng cách dùng dây xích hoặc đeo rọ mõm.

Nhiều phương tiện giao thông công cộng cho thú cưng đi cùng

Một số phương tiện giao thông cũng yêu cầu bạn phải mua vé cho chúng thì mới có thể tham gia, nếu đi bằng xe taxi, ô tô, thì một số hãng còn có thêm yêu cầu là thắt dây an toàn cho vật nuôi của bạn như một người bình thường.

Những khoản thuế cần nộp khi nuôi thú cưng ở Đức

Đóng thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người khi định cư ở Đức. Các khoản đóng thuế của Đức rất rõ ràng, trong đó bao gồm cả thuế nuôi thú cưng.

Thuế nuôi thú cưng ở Đức có sự phân biệt giữa chó và mèo. Nếu bạn nuôi mèo thì sẽ không mất một khoản phí thuế nuôi nào, nhưng nếu nuôi chó thì lại khác. Sẽ được phép miễn không phải trả thuế trong năm đầu tiên nếu bạn nhận nuôi một chú chó cứu hộ. Còn nuôi chó như vật nuôi trong gia đình thì sẽ phải đóng khoản thuế gọi là Hundesteuer. Mức thuế sẽ tùy thuộc vào quy định của từng Bang nơi bạn sinh sống. Hamburg chỉ là 90 euro/năm nhưng Erfurt thì là 108  euro/năm và Mainz thì lên tới 186 euro/năm.

Số tiền thuế phải đóng sẽ bằng số tiền thuế cho một vật nuôi nhân với số con bạn nuôi. Nuôi càng nhiều thì số tiền thuế phải đóng càng cao. Chó của bạn thuộc dạng nguy hiểm và kỳ lạ thì thuế phải nộp lại càng tăng. Và đây không phải là một mức thuế thấp. Nên Tân Thanh Edu khuyên bạn, nếu muốn nuôi thú cưng thì hãy nuôi mèo để tiết kiệm một khoản phí thuế đáng kể.

>>> Xem chi tiết: Chính sách thuế ở Đức

Còn rất nhiều thông tin thú vị liên quan đến việc nuôi thú cưng tại Đức bạn cần nắm rõ nếu có ý định. Nên nếu có các băn khoăn, thắc mắc nào liên quan đến vấn đề du học tại Đức, thì hãy liên hệ với Tân Thành Edu để được giải đáp chi tiết và đưa ra những lời khuyên, gợi ý có ích.

0 bình luận, đánh giá về Những điều cần biết khi nuôi thú cưng ở Đức

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
đăng ký
Bạn đang có dự định đi du học? Hãy đăng ký thông tin, Tân Thành Edu sẽ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn
0.04222 sec| 1011.5 kb