Tìm hiểu tiền tệ ở Đức và những lưu ý khi sử dụng tiền Đức
Bài viết sau đây của Tân Thành Edu về tiền Đức sẽ là cẩm nang vô cùng cần thiết dành cho các học viên lần đầu sang Đức. Chi phí đi lại, sinh hoạt, mua sắm, học tập hay làm việc đều cần biết giá trị tiền tệ để chi tiêu một cách hợp lý. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Giới thiệu về tiền tệ nước Đức
Hiện nay, tiền tệ ở Đức là đồng Euro, cũng là đồng tiền chung của Liên minh Châu Âu. Ngoài Đức, 18 quốc gia khác cũng sử dụng đồng tiền này, bao gồm: Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia, Malta, Cộng hòa Síp, Estonia, Latvia, Litva.
Mã tiền tệ ISO của đồng Euro là EUR, được ký hiệu là €. Hình ký hiệu này là chữ E cách điệu, 2 vạch nằm ngang mang ý nghĩa gợi nhớ đến châu Âu thời cổ điển và biểu tượng cho sự bền vững của kinh tế châu Âu.
Vậy làm sao để phân biệt tiền của 18 nước này? Mỗi quốc gia sẽ in hình ảnh đặc trưng riêng của đất nước mình trên mỗi tờ tiền.
Các loại tiền nước Đức hiện hành
Có 2 loại tiền đang lưu hành ở Đức là tiền giấy (Noten) và tiền kim loại (Münzen
Tiền giấy
Cũng giống như ở Việt Nam, tiền giấy của Đức có nhiều mệnh giá khác nhau: 5€, 10€, 20€, 50€, 100€ và 500€. Tờ tiền mệnh giá 500€ không được dùng phổ biến. Họa tiết in trên các tờ tiền sẽ khác nhau ở mỗi quốc gia nhưng mệnh giá và giá trị sử dụng là như nhau tại 18 quốc gia Châu Âu dùng tiền Euro.
Tiền xu (tiền kim loại)
Đức không chỉ dùng tiền giấy mà tiền xu cũng được dùng rất phổ biến, chứ không đồng bộ hết tiền giấy như ở Việt Nam hiện tại. Vì dùng tiền xu sẽ thuận tiện hơn cho việc chi tiêu những dịch vụ có giá trị nhỏ hàng ngày như mua vé các phương tiện công cộng, mua nước uống tại máy bán hàng tự động, mua đồ ở các cửa hàng tiện lợi.
Tiền xu của Đức gồm các mệnh giá: 1 cent, 2 cent, 5 cent, 10 cent, 20 cent, 50 cent, 1€, và 2€, trong đó 1€ bằng với 100 cent. Cũng như tiền giấy, họa tiết trên mỗi đồng tiền xu ở mỗi quốc gia là khác nhau.
Các mệnh giá tiền Đức hiện nay
Tiền Đức bằng giấy có 6 mệnh giá: 5€, 10€, 20€, 50€, 100€ và 500€. Về thiết kế, mặt trước tờ tiền là hình cửa sổ hoặc cánh cửa, mặt sau là chiếc cầu còn mã in tờ tiền nằm ở bên phải. Đặc điểm của từng tờ tiền như sau:
- Tiền 5€: màu xám và in hình kiến trúc cổ điển ở Hy Lạp trước thế kỷ thứ 5.
- Tiền 10€: màu đỏ và in hình kiến trúc Romanesque (kiến trúc Châu Âu thời trung cổ) vào thế kỷ 11 tới thế kỷ 12.
- Tờ 20€: màu xanh nước biển và in hình kiến trúc Gothic từ thế kỷ 13 – thế kỷ 14.
- Tờ 50€: màu cam và in hình kiến trúc thời kỳ phục hưng vào thế kỷ 15 – thế kỷ 16.
- Tờ 100€: màu xanh lá và in hình kiến trúc Baroque và Rococo từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 18.
- Tờ 200€: màu nâu và in hình kiến trúc bằng thép và kính vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20.
- Tờ 500€: màu tía và in hình kiến trúc hiện đại vào thế kỷ 20 và thế kỷ 21.
Tiền Đức đổi ra tiền Việt là bao nhiêu?
Tính trong tháng 9.2023, tỷ giá 1€ ≈25.730,49 vnđ. Mức tỷ giá này sẽ không cố định mà thay đổi khác nhau tùy vào từng thời điểm. Điều này rất quan trọng nếu bạn phải chứng minh tài chính khi du học nghề Đức.
Tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng đổi tiền Việt sang đồng Euro tại các ngân hàng, tuy nhiên hãy nhớ là rõ các thông tin về phí ngân hàng đối với giao dịch quốc tế, mức chuyển đổi ngoại tệ. Chú ý, bạn không nên đổi tiền ở sân bay và chợ đêm để tránh những khoản phí không cần thiết.
Nếu bạn cần chuyển tiền thì có thể tới các quầy giao dịch của ngân hàng hoặc chuyển tiền online qua internet banking. Bạn nên làm thẻ visa để quá trình chuyển tiền quốc tế diễn ra nhanh chóng hơn.
Tại Đức, khi cần chuyển tiền, bạn có thể đến điểm giao dịch đại lý Western gần nhất để điền thông tin vào phiếu gửi tiền, sau đó sẽ được cấp một mã gồm 10 chữ số. Người nhận tiền sẽ ra ngân hàng, mang theo chứng minh thư và đọc 10 chữ số này thì sẽ được nhận tiền.
Một số lưu ý khi sử dụng tiền Đức cần biết
Biết giá trị và ý nghĩa tiền tệ ở Đức là chưa đủ. Bạn cần hiểu rõ cách xử lý trong một vài tình huống thường gặp trong cuộc sống khi cần chi tiêu, chuyển hoặc nhận tiền để tránh vướng vào những rắc rối không mong muốn.
Rút tiền mặt ở máy ATM rất thuận tiện và dễ dàng
Có rất nhiều điểm tương đồng khi rút tiền ở máy ATM tại Đức và Việt Nam. Rút tiền tại máy ATM cùng hệ thống với ngân hàng mở tài khoản sẽ không mất phí, khác ngân hàng thì sẽ mất phí giao dịch thường từ 3 đến 5 Euro, mức phí này sẽ được hiện báo trước trên máy ATM. Ngoài ra, khi bạn chọn thanh toán bằng đồng nội tệ (Euro), máy ATM sẽ cung cấp cho bạn tỷ giá hối đoái thực tế giữa thị trường.
Đa dạng phương thức thanh toán khi mua hàng
Hiện nay, ở hầu hết các quốc gia, các hình thức thanh toán gồm tiền mặt, chuyển khoản, thẻ tín dụng… đều đã rất phổ biến và ở Đức cũng vậy. Tuy nhiên bạn vẫn nên mang theo một khoản tiền mặt để dự phòng các tình huống khẩn cấp và cũng đừng quên chuẩn bị tiền xu để thuận tiện thanh toán vé bus, vé tàu...
Không đổi tiền ở sân bay hoặc khách sạn
Các trạm đổi tiền ở sân bay, ga xe lửa, khách thường đánh dấu tỷ giá hối đoái và tính phí ẩn và sẽ không nhận những tờ tiền bị rách hoặc bị hư hỏng.
Tuy rằng tiền Đức hiện nay được sử dụng và lưu hành ở các nước châu Âu, quy đổi tiền hay chuyển tiền cũng đa dạng hình thức và thực hiện dễ dàng, nhưng bạn cần quản lý chi tiêu hợp lý để trang trải cuộc sống tốt hơn cũng như sớm hòa nhập với môi trường sống mới. Nếu bạn còn bất cứ câu hỏi nào, hay liên hệ với Tân Thành Edu để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhé.
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm