Tips để đi siêu thị ở Đức “Giỏi như người bản xứ”

Tips để đi siêu thị ở Đức “Giỏi như người bản xứ”

28/08/2023
Mỗi đất nước khác nhau sẽ có những nền văn hóa khác nhau. Ngay cả thói quen, cách thức mua sắm cũng có những “quy định riêng”. Đi siêu thị ở Đức giống hay khác với Việt Nam? Giá cả có đắt hơn không? Cùng Tân Thành Edu đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên và ghi nhớ một vài kinh nghiệm để bạn có thể tự tin mua sắm giống như người bản xứ Đức.

Mỗi đất nước khác nhau sẽ có những nền văn hóa khác nhau. Ngay cả thói quen, cách thức mua sắm cũng có những “quy định riêng”. Đi siêu thị ở Đức giống hay khác với Việt Nam? Giá cả có đắt hơn không? Cùng Tân Thành Edu đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên và ghi nhớ một vài kinh nghiệm để bạn có thể tự tin mua sắm giống như người bản xứ Đức.

1. Thông tin chung về siêu thị ở Đức có giống như ở Việt Nam?

Về mặt tổng quát, thì siêu thị ở Đức cũng là một cửa hàng cung cấp đa dạng loại hàng hóa và thương hiệu nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Một số thông tin sau đây sẽ cho bạn biết siêu thị ở Đức và Việt Nam giống hay khác nhau.

1.1 Phân loại siêu thị ở Đức

Theo quan điểm ở Việt Nam cứ đi mua sắm ở các địa điểm lớn, chỉ có 1 người đứng quầy thanh toán thì sẽ được tính là siêu thị và chỉ có 1 loại hình siêu thị. Thì ở Đức người ta phân chia thành các loại siêu thị khác nhau dựa trên đặc điểm về giá cả và sự đa dạng hàng hóa hoặc giờ mở cửa ở Đức cũng sẽ có sự khác biệt với Việt Nam.

ở Đức người ta phân chia thành các loại siêu thị khác nhau dựa trên đặc điểm về giá cả
ở Đức người ta phân chia thành các loại siêu thị khác nhau dựa trên đặc điểm về giá cả

Người Đức thường phân chia siêu thị thành 3 loại sau:

  • Chuỗi siêu thị: Như tên gọi thì đây là tập hợp nhiều siêu thị có cùng một cái tên được mở ở các địa điểm khác nhau trên toàn quốc. Để dễ hình dung thì nó tương tự như Vinmart ở Việt Nam. Tại đây cung cấp một loạt các sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
  • Siêu thị giảm giá: Sản phẩm ở đây không đa dạng như chuỗi siêu thị, nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu ăn uống hàng ngày và còn có mức giá rẻ hơn. Ngoài ra cũng bán rất nhiều sản phẩm tiêu dùng máy móc đồ điện như lò vi sóng, lò nướng….
  • Siêu thị chuyên đồ hữu cơ: Đây là nơi cung cấp các thực phẩm được trồng và canh tác mà không hề sử dụng các chất hóa học hay thuốc trừ sâu độc hại nào. Các siêu thị này ở Đức dần được người dân ưa chuộng bởi xu hướng sử dụng sản phẩm hữu cơ, “đồ organic” ngày càng tăng cao do họ ý thức và quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình nhiều hơn.

1.2 Thời gian mở - đóng cửa siêu thị ở Đức

Có số lượng lớn siêu thị nhưng việc mua sắm ở Đức thường lại bị hạn chế về mặt giờ giấc.

  • Mở cửa từ 8h sáng - 8h tối từ thứ hai đến thứ bảy. Các siêu thị nhỏ vào thứ 7 sẽ chỉ mở từ 6h-8h tối.
  • Đóng cửa cả ngày chủ nhật.
  • Siêu thị và cửa hàng ở thị trấn nhỏ có thể đóng cửa 1 giờ để nghỉ trưa và thường là giữa trưa, 12h trưa - 1 giờ chiều.

Có thể thấy thời gian mở cửa các siêu thị ở Đức có sự khác biệt khá lớn với ở Việt Nam. Nếu ở Việt Nam người dân thường đi siêu thị và mở cửa sớm và đóng cửa muộn hơn vào chủ nhật để đón khách mua sắm cho cả tuần tiếp theo, hoặc coi việc đi siêu thị là một hình thức để thư giãn, vui chơi. Thì ở Đức lại đóng cửa hoàn toàn. Ngoài ra, siêu thị Việt Nam cũng ít khi đóng cửa để nghỉ trưa, nhân viên thường sẽ đổi ca hoặc tranh thủ ăn trước khi vắng khách để có thể đứng quầy. Nhưng điều này cũng có thể thấy được điểm nổi bật trong chính sách và văn hóa mà Đức đối xử với người lao động.

1.3 Văn hóa đi siêu thị ở Đức

Dù là trong tham gia giao thông hay mua sắm nơi công cộng thì người Đức vẫn có những nếp văn hóa chúng ta cần học hỏi.

Xếp hàng khi thanh toán ở siêu thị

Dù là mua ít hay mua nhiều, thì việc phải xếp hàng khi thanh toán cho món hàng của mình là điều chắc chắn phải làm ở Đức. Nếu bạn có hành vi cố tình lấn hàng, chen ngang thì sẽ bị lên án và phê bình ngay lập tức.

Văn hóa đi siêu thị của người Đức

Bảo vệ môi trường bằng cách trả tiền cho túi đựng siêu thị

Nếu ở Việt Nam, mua đồ ở siêu thị hay quán tạp hóa thậm chí là chợ truyền thống, việc được chủ quán đưa miễn phí túi bóng đựng là điều rất bình thường. Thậm chí, khi không có chúng ta còn có thể khó chịu, tỏ thái độ không hài lòng. Nhưng ở Đức thì ngược lại, bạn sẽ phải mất tiền mua thì mới có túi đựng hàng hóa mang về. Nhưng túi đựng ở siêu thị Đức cũng không phải là túi bóng nilon khó phân hủy mà được làm bằng vải hoặc cotton nên có thể tái sử dụng nhiều lần.

2. Một số siêu thị nổi tiếng ở Đức

Hãy cùng Tân Thành Edu điểm qua một số siêu thị nổi tiếng ở Đức dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ cần ghi nhớ.

2.1 Edeka

Edeka thuộc nhóm chuỗi siêu thị tại Đức. Với khoảng 4.000 cửa hàng trên toàn quốc, Edeka là chuỗi siêu thị lớn nhất ở Đức. Chuỗi siêu thị cung cấp đa dạng các sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống hàng ngày cho người dân. Ở các cửa hàng lớn tại các thành phố Đức, Edeka cung cấp cả các vật dụng thiết yếu cho gia đình, đồ dùng cá nhân và thậm chí là cả văn phòng phẩm như bảng viết cho trẻ em, bút viết các loại, vật dụng sửa nhà cửa như sơn tường nhà, bay… Nếu tính theo tuần thì chi phí mua hàng hóa ở đây sẽ rơi vào khoảng 30-50 Euro.

2.2 Rewe

Đã nhắc tới Edeka thì không thể nhắc tới chuỗi siêu thị Rewe, bởi đây cũng là chuỗi siêu thị lớn của Đức được nhiều người biết đến vì sự đa dạng sản phẩm và chất lượng thì cực tốt. Rewe hiện tại có khoảng 3.300 cửa hàng trên cả nước, các cửa hàng đều được các thương hiệu có tên tuổi của Đức thuê mặt bằng buôn bán. Dù sản phẩm đa dạng nhưng nổi bật hơn cả là cung cấp các sản phẩm thực phẩm như đồ ăn tươi sống, đồ khô, đồ ăn liền, đóng hộp. Cũng giống như Edeka, chi phí khi đi siêu thị ở Rewe mua cho 1 tuần cũng là 30-50 Euro.

2.3 Kaufland

 Kaufland là siêu thị dưới trướng của tập đoàn Schwarz Group nhà bán lẻ lớn thứ 4 trên thế giới, thuộc nhóm siêu thị giảm giá. Đức là 1 trong 7 quốc gia mà chuỗi siêu thị Kaufland này xâm nhập vào. Với định hình kinh doanh theo mô hình onestop, đây là chuỗi siêu thị cung cấp tất cả các dịch vụ tại một điểm đến, người tiêu dùng sẽ được thoải mái lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phù hợp với sở thích và ngân sách của mình. Vì vậy, ngoài cung cấp thực phẩm ăn uống thì một số siêu thị Kaufland cũng bán cả đồ điện tử, quần áo thời trang. Chi phí mua thực phẩm cho 1 tuần dành cho 1 người tại siêu thị Kaufland dao động từ 25-30 Euro.

Các siêu thị nổi tiếng ở Đức bạn nên biết

2.4 Denn’s Biomarkt

Denn’s Biomarkt được coi như là “chuỗi chợ hữu cơ của Đức”, nơi cung cấp rất nhiều lựa chọn thực phẩm tự nhiên và đồ ăn chay thân thiện với môi trường, phù hợp với sở thích của nhiều người. Sự sắp xếp sản phẩm ở đây cũng được đánh giá là khoa học và hợp lý. Những sản phẩm nếu là thuần chay sẽ được dán nhãn chữ V màu xanh lá cây trên bảng giá để khách hàng tránh bị mua nhầm.

2.5 Penny

Nếu bạn mong muốn mua được các sản phẩm chất lượng mà vẫn có giá thành tốt thì Penny là một sự lựa chọn lý tưởng. Thuộc chuỗi siêu thị giảm giá có trị sở ở Mỹ, Penny được thành lập vào năm 1973 và đến nay đã có hơn 3000 cửa hàng. Dù sản phẩm không đa dạng nhưng vẫn sẽ đáp ứng được nhu cầu ăn uống và sinh hoạt thông thường của các bạn sinh viên. Chi phí cũng thấp hơn khá nhiều so với các siêu thị khác, giá cả mua cho 1 tuần chỉ từ 15-20 euro.

3. Kinh nghiệm khi đi siêu thị ở Đức để giỏi như người bản xứ

3.1 Mang theo tiền con, tiền xu khi đi siêu thị

Nếu cách đây chục năm, tiền xu đã không còn được sử dụng ở Việt Nam nữa, thì sang Đức lại hoàn toàn khác. Thậm chí, người không có còn phải đi đổi để có tiền xu sử dụng khi đi siêu thị. Các xe đẩy ở siêu thị không phải bạn đến là có thể sử dụng được. Cần phải sử dụng tiền xu như một khoản tiền đặt cọc, khi nào chiếc xe được để lại đúng vị trí thì khoản tiền này sẽ được hoàn lại. Vì vậy khi đi siêu thị tại Đức mang tiền xu đi cũng là một điều cầu lưu ý. Trong trường hợp bạn không có tiền xu, nếu mua hàng ít thì không có vấn đề, nhưng nếu mua nhiều hàng hóa thì sẽ vất vả khi mang vác.

3.2 Mang theo chai nhựa để có thêm 1 khoản tiền

Đây là một nét nổi bật trong việc đi siêu thị cũng như phân loại rác bảo vệ môi trường ở Đức. Khi bạn mua một loại đồ uống ngoài tiền nước, bạn sẽ phải trả thêm 0,25 Euro cho vỏ đựng. Nhưng khi mua chai nước mới có thể mang theo chai cũ, lúc này sẽ không phải trả tiền cho chiếc chai mới nữa. Ngược lại nếu không có lần mua tiếp theo vẫn phải trả thêm 0,25 Euro như thường. Dù là một khoản tiền nhỏ, nhưng cũng giúp người Đức bảo vệ môi trường và dần dần trở thành văn hóa đi siêu thị, người nước ngoài nếu không biết thường sẽ cảm thấy bản thân khác biệt và không phải người bản xứ.

Điều cần biết khi đi siêu thị ở Đức

3.3 Không nên đi siêu thị vào cuối tuần và ngày lễ

Dù ở Việt Nam, siêu thị được coi là địa điểm để đi chơi cuối tuần cho các gia đình, sinh viên. Vì vừa mát lại vừa rẻ, có thể bạn không cần mua đồ, chỉ cần vào đây dạo chơi cũng được. Nhưng siêu thị Đức lại rất ít khi mở cửa vào cuối tuần và ngày lễ. Vì với họ đây cũng là một ngày nghỉ, họ được phép nghỉ ngơi và thư giãn như những người khác. Vậy nên, hãy lưu ý dự trữ đầy đủ đồ ăn cho cuối tuần và ngày lễ để không bị rơi vào tình huống khó lường, chịu đói không có lương thực thực phẩm.

>>> Bạn cũng cần biết: DÙNG ĐIỆN THOẠI VÀ THẺ SIM Ở ĐỨC NHƯ THẾ NÀO?

Với những thông tin thú vị và hữu ích trên, Tân Thành Edu hy vọng có thể phần nào giúp các bạn có ý định du học Đức hoặc người có mong muốn tới Đức du lịch hiểu rõ hơn về văn hóa đi siêu thị ở đây. Mua sắm một cách thông minh, phù hợp với ngân sách của bản thân mà vẫn có trải nghiệm thú vị như người bản xứ tại Đức.

0 bình luận, đánh giá về Tips để đi siêu thị ở Đức “Giỏi như người bản xứ”

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
đăng ký
Bạn đang có dự định đi du học? Hãy đăng ký thông tin, Tân Thành Edu sẽ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn
0.22323 sec| 1019.844 kb