CỜ NƯỚC ĐỨC - MÀU SẮC Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG

CỜ NƯỚC ĐỨC - MÀU SẮC Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG

18/08/2023
Mỗi một quốc gia có những biểu tượng nhận biết riêng biệt và quốc kỳ là một trong những biểu tượng đặc trưng để nhận diện quốc gia đó. Lá cờ tổ quốc tung bay trên nền trời độc lập luôn là một hình ảnh đẹp, thể hiện sự tự do, độc lập và bình yên của mỗi đất nước.

Mỗi một quốc gia có những biểu tượng nhận biết riêng biệt và quốc kỳ là một trong những biểu tượng đặc trưng để nhận diện quốc gia đó. Lá cờ tổ quốc tung bay trên nền trời độc lập luôn là một hình ảnh đẹp, thể hiện sự tự do, độc lập và bình yên của mỗi đất nước. Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu hay du học nước Đức thì một trong những kiến thức có chính là về lá cờ của đất nước này. Hãy cùng Tân Thành Edu tìm hiểu trong bài viết này nhé !

1. Hình ảnh là cờ nước Đức

Thiết kế, màu sắc cờ nước Đức ngày nay

 

Lá cờ nước Đức là một hình chữ nhật với tỷ lệ 3:5 gồm ba màu theo thứ tự đen, đỏ, vàng - ba màu. Đây là một trong những là cờ có thiết kế đơn giản nhất trong các lá cờ của tất cả quốc gia. Với đặc trưng ba màu đen, đỏ, vàng vì vậy, lá cờ nước Đức còn có tên gọi khác là cờ tam tài.

Thiết kế và màu sắc lá cờ nước Đức với 3 màu chủ đạo
Thiết kế và màu sắc lá cờ nước Đức với 3 màu chủ đạo

Lần đầu tiên lá cờ được xuất hiện là vào năm 1919 - những năm đầu tiên của thời kỳ Cộng hòa Weimar. Mặc dù lá cờ ngày nay đã có nhiều sự thay đổi so với hình ảnh đầu tiên được xuất hiện, tuy nhiên về cơ bản vẫn giữ được các giá trị cốt lõi của nó. 

Ý nghĩa của lá cờ nước Đức

Đen - đỏ - vàng là những gam màu đã gắn liền với lịch sử  nước Đức trong một khoảng thời gian dài, mỗi màu sắc đại diện cho một khía cạnh của lịch sử và luôn có một ý nghĩa riêng. Cho đến ngày nay, những gam màu ấy vẫn chứa đựng những ý nghĩa mang tính thời đại. Vì vậy không quá khó hiểu khi chúng được xuất hiện trên quốc kỳ của quốc gia này.

Những gam màu đã gắn liền với lịch sử nước Đức trong một khoảng thời gian dài
Những gam màu đã gắn liền với lịch sử nước Đức trong một khoảng thời gian dài

Không phải ngẫu nhiên mà ba màu sắc này được sắp xếp lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới là đen - đỏ - vàng. 

  • Màu đen: Dải chữ nhật màu đen được xếp ở vị trí trên cùng, đại diện cho sự thoát ra bóng tối, kiếp nô lệ và lầm than của đất nước
  • Màu đỏ: Dải chữ nhật màu đỏ được đặt ở chính giữa lá cờ, đại diện cho máu và sự hi sinh của những người chiến sĩ Đức năm xưa. Màu đỏ còn là hiện thân của các  trận chiến thảm khốc, phải trải qua những cuộc chiến đẫm máu đó mới có thể bước ra khỏi bóng tối của kiếp nô lệ. 
  • Màu vàng: Dải màu vàng ở cuối lá cờ là đại diện cho màu của ánh mặt trời, là ánh sáng của sự tự do của đất nước và của con người. Màu vàng cũng là màu của tương lai tươi sáng, của sự phát triển và phồn vinh.

Như vậy, khi ghép ba màu sắc này lại với nhau lá cờ sẽ mang ý nghĩa khác nhau tùy vào từng giai đoạn. Trong quá khứ thể hiện ý nghĩa Đất nước đã thoát khỏi bóng tối nô lệ nhờ những trận chiến đẫm máu mới có thể vươn tới được với ánh sáng tự do hoàng kim.Trong bối cảnh hiện nay, lá cờ lại mang ý nghĩa về sự thống nhất và tự do của không chỉ nước Đức mà còn là toàn bộ người dân nước Đức.

2. Lá cờ của nước Đức thay đổi qua các thời kỳ như thế nào?

Mỗi một thời kỳ, lá cờ lại có sự thay đổi về hình dáng, tuy nhiên màu chủ đạo vẫn là đen - đỏ - vàng. 

Thời kỳ Trung Cổ

Trong giai đoạn này, lá cờ nước Đức có nhiều sự thay đổi. Vào thời kỳ đầu, lá cờ sử dụng 2 màu chủ đạo là vàng và đen. Trong đó màu vàng là màu nền của lá cờ với hình ảnh con đại bàng màu đen được đặt ở chính giữa lá cờ. Đây là 2 màu được coi là tượng trưng của Hoàng đế La Mã, trong đó màu vàng thể hiện sự quyền lực, giàu có, còn màu đen của con đại bàng thể hiện cho  sức mạnh, uy quyền và độc tài. 

Đến đầu thế kỷ XIV, màu đỏ được xuất hiện trong quốc kỳ này, tuy nhiên không nhiều, chỉ được thể hiện qua 2 chiếc móng và chiếc mỏ của con đại bàng. 

Quốc kỳ nước Đức thời kỳ Trung Cổ với 2 màu đen vàng là chủ đạo
Quốc kỳ nước Đức thời kỳ Trung Cổ với 2 màu đen vàng là chủ đạo

Đến đầu thế kỷ XV, quốc kỳ một lần nữa được thay đổi, hình ảnh đại bàng 2 đầu được thay thế, thể hiện cho sức mạnh tuyệt đối, nhân đôi lên của đất nước Đức lúc bấy giờ. 

Thời kỳ Napoleon

Năm 1806, với chiến thắng của cuộc xâm lược do Napoléon Bonaparte chỉ huy, Hoàng đế La Mã Thần thánh bị soán ngôi, đánh dấu sự sụp đổ của đế quốc La Mã, kết thúc thời kỳ Trung cổ. Chiến tranh giữa nước Đức và quân đội do Napoleon chỉ huy nổ ra khi nước Đức đứng lên chống lại sự xâm lược của Napoleon. Với sự chênh lệch về quy mô, lực lượng, các cuộc chiến tranh diễn ra khá khó khăn đối với người dân nước Đức.

Hình ảnh Quốc kỳ Đức thời kỳ Napoleon
Hình ảnh Quốc kỳ Đức thời kỳ Napoleon

Để thể hiện sự thống nhất, trang phục của quân đoàn được thay thế thành màu đen, khuy áo gồm 2 màu đỏ xen kẽ vàng. 3 màu sắc này trở thành tượng trưng cho nước Đức lúc bấy giờ và trở thành 3 màu chủ đạo trên là cờ của nước Đức trong thời kỳ này. 

  • Thời kỳ Liên bang Bắc Đức và Đế quốc Đức

Năm 1866, cuộc chiến tranh Áo - Phổ năm 1866 diễn ra, kết quả nước Phổ dành phần thắng cuộc, Liên minh Đức tan rã, hình thành liên minh Bắc Đức. Lá cờ với ba dải màu đen - trắng - đỏ ra đời. Trong đó, hai màu đen và trắng biểu thị cho bộ phận của Phổ của chính phủ liên bang và đỏ và trắng cho các thành phố Hanseatic cũng thuộc Liên bang Bắc Đức.

Lá cờ Đức thời kỳ Bang liên Bắc Đức và Đế quốc Đức
Lá cờ Đức thời kỳ Bang liên Bắc Đức và Đế quốc Đức

Ngày 18/1/1871, sau khi nước Phổ và các quốc gia Đức đồng minh dành chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống Pháp, vua Wilhelm I lên làm Hoàng đế nước Đức. Vị vua này tiếp tục chọn 3 màu đen - đỏ - trắng làm biểu tượng cho quốc kỳ Đức. Lá cờ này đồng hành cùng nước Đức từ đó cho đến những ngày cuối cùng của thế chiến I. 

Thời kỳ Cộng hòa Weimar

Năm 1918,  Đức đầu hàng, chiến tranh thế giới lần thứ nhất và chế độ quân chủ thống trị Đế quốc Đức chấm dứt. Đức trở thành một nước cộng hòa dân chủ nghị viện, nền cộng hòa này còn được gọi là Cộng hòa Weimar, thời kỳ này được gọi là thời kỳ Cộng hòa Weimar. Người dân nước Đức một lần nữa thấy hình ảnh lá cờ với ba dải màu đen - đỏ - vàng tung bay trên nền trời đất nước. Đây được coi là sự trở lại của lá cờ quá khứ sau một khoảng thời gian dài bị thay đổi. 

Thời kỳ Đức Quốc Xã

Ngày 30/1/1933, Hitler được bổ nhiệm làm thủ tướng, Chế độ Đức Quốc Xã ra đời. Ngay sau đó, Hitler luôn tìm kiếm một lá cờ có thể thể hiện rõ những gì mà Đảng muốn phát huy, đồng thời kích thích óc tưởng tượng và ý chí chiến đấu của quần chúng. 

Lá cờ nền đỏ, ở giữa có hình tròn trắng và hình chữ thập được đặt trong vòng tròn trắng đã được ông chọn làm quốc kỳ của nước Đức lúc bấy giờ. Hình chữ thập ngoặc được cho là biểu tượng Swastika của người Aryan - chủng tộc mà ông cho là thượng đẳng và có quyền lực tối cao.

Hình ảnh lá cờ nước Đức thời kỳ Đức Quốc Xã
Hình ảnh lá cờ nước Đức thời kỳ Đức Quốc Xã

Lá cờ trong thời kỳ này thể hiện sức mạnh huyền bí, có sức lôi kéo quần chúng mạnh mẽ và thể hiện một phần nghệ thuật tuyên truyền của Đảng Quốc Xã lúc bấy giờ mà không phải đảng phái nào ở Đức cũng có thể làm được.  Sự độc tài và áp đặt của chế độ phát xít Đức lúc bấy giờ cũng được thể hiện rõ qua hình ảnh lá cờ. 

Thời Đức phân chia

Ngày 30/4/1945 Hitler tự sát, ngày 8/5/1945 chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc với sự đầu hàng vô điều kiện của Đức.

Dưới sự cai trị của quân đồng minh, nước Đức bị chia cắt thành Đông Đức và Tây Đức. Khu vực Tây Đức hình thành nên nước Cộng hòa Liên bang Đức dưới sự cai trị của Anh, Pháp và Mỹ với hình ảnh lá cờ đen- đỏ- vàng truyền thống.

Khu vực Tây Đức thêm quốc huy vào lá cờ truyền thống
Khu vực Tây Đức thêm quốc huy vào lá cờ truyền thống

Trong khi đó, khu vực Đông Đức do Liên Xô chiếm đóng cũng hình thành nên nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Đất nước này cũng dùng lá cờ đen - đỏ - vàng trong những năm đầu. Về sau, vào năm 1959, quốc huy được cho thêm vào chính giữa của lá cờ. 

Từ 1990 đến nay

Ngày 3/10/1990, lãnh thổ quốc gia Đức sẽ được đặt dưới hệ thống pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, hai nước Cộng hòa Liên bang Đức và Cộng hòa Dân chủ Đức sáp nhập thành một và sử dụng lá cờ của nước Cộng hòa Liên Bang Đức thành lá cờ cho toàn đất nước từ đó cho đến nay. 

Vì vậy, có thể nói lá cờ tam tài đen - đỏ - vàng chính là biểu tượng cho sự thống nhất và tự do của đất nước và con người nước Đức. 

3. Cờ nước Đức được treo ở đâu và khi nào?

Cũng như ở Việt Nam, vào những ngày lễ lớn chúng ta sẽ thấy lá cờ nước Đức tung bay trong gió. Đây là hình ảnh đại diện cho sự tự do, hòa bình của một đất nước, một dân tộc. 

Theo quy định, lá cờ nước Đức được treo tại các tòa nhà công cộng trong những ngày đặc biệt sau:

  • Ngày 27/1: Ngày tưởng niệm Holocaust quốc tế
  • Ngày 1 /5: Ngày Quốc tế lao động
  • Ngày 9/5: Ngày châu Âu
  • Ngày 23/5: Ngày Hiến pháp Đức
  • Ngày 17/6: Ngày kỉ niệm Nổi dậy năm 1953 tại Đông Đức
  • Ngày 20/7: Ngày kỉ niệm âm mưu 20/7
  • Ngày 3/10: Ngày nước Đức thống nhất
  • Hai chủ nhật trước Mùa Vọng: Quốc tang (ngày tưởng niệm tất cả những người thiệt mạng trong thời chiến)

Quốc kỳ của dân tộc luôn là một biểu tượng của sự tự hào, bình yên và thống nhất. Trải qua bao sự thay đổi, lá cờ Đức ngày hôm nay vẫn tung bay trong gió, đó không chỉ là là niềm tự hào mà còn là sự trân trọng của người dân Đức dành cho đất nước. Hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ thêm yêu đất nước xinh đẹp này hơn. Để có thêm những kiến thức bổ ích về nước Đức, hãy theo dõi chúng tôi ngay nhé!

0 bình luận, đánh giá về CỜ NƯỚC ĐỨC - MÀU SẮC Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
đăng ký
Bạn đang có dự định đi du học? Hãy đăng ký thông tin, Tân Thành Edu sẽ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn
0.06195 sec| 1020.961 kb