Chính sách thuế ở Đức bạn phải đóng bao nhiêu tiền thu nhập cá nhân?
Thuế là khoản tiền mà người dân có nghĩa vụ đóng vào ngân sách nhà nước để phục vụ cho sự duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Đức được biết đến là một trong những quốc gia có hệ thống chính sách thuế nghiêm ngặt nhất trên thế giới với hơn 37 loại thuế, đặc biệt là thuế thu nhập cá nhân. Hãy cùng Tân Thành Edu tìm hiểu về Chính sách thuế ở Đức bạn phải đóng bao nhiêu tiền thu nhập cá nhân trong bài viết này nhé.
Tổng quan hệ thống, chính sách thuế ở Đức
Đức được biết đến là một trong những quốc gia có hệ thống pháp luật và các chính sách thuế nghiêm ngặt và phức tạp nhất trên thế giới. Có đến 37 loại thuế được áp dụng tại Đức tùy thuộc vào từng đối tượng đóng thuế. Do có nhiều loại thuế cần phải đóng, nên các loại thuế tại đây cũng được tách ra và phân biệt theo nhiều tiêu chí khác nhau, trong đó tiêu chí dễ phân tách nhất đó chính là theo người trả thuế, đối tượng chịu thuế và người được hưởng lợi từ thuế.
Dưới đây Tân Thành Edu sẽ điểm danh một số chính sách thuế ở Đức phổ biến nhất mà bạn cần biết:
1. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hầu hết các quốc gia và trong đó có cả Đức. Đây là nguồn thu lớn nhất và quan trọng nhất đối với các tiểu bảng ở Đức.
Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền mà bạn phải nộp vào ngân sách nhà nước, khoản tiền này được trích ra từ tổng thu nhập của bạn. Bất kỳ khoản thu nhập nào mà bạn kiếm được từ đất nước này đều sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân ví dụ như tiền lương làm việc full- time, part- time, tiền lãi, tiền kiếm được từ việc kinh doanh, cho thuê nhà.
Tùy vào thu nhập và hoàn cảnh của từng người mà họ sẽ phải chịu những mức thuế khác nhau, điều này đã được quy định cụ thể trong các chính sách thuế ở Đức. Ví dụ như tại Việt Nam, người lao động có thu nhập dưới 11 triệu sẽ không cần đóng thuế thu nhập cá nhân, người có con nhỏ có thu nhập từ 14 triệu trở lên sẽ phải đóng thuế. Còn tại Đức, chính sách thuế thu nhập cá nhân đã chia các đối tượng cần đóng thuế thành 6 nhóm tương đương với 6 mức thuế khác nhau từ Klasse 1 đến Klasse 6. Để biết thêm chi tiết về loại thuế này, hãy tìm hiểu kỹ ở mục 2 của bài viết này.
2. Thuế bán hàng
Thuế bán hàng hay còn gọi là thuế giá trị gia tăng là loại thuế đánh trên các sản phẩm dịch vụ và hàng hóa bán ra. Nếu bạn để ý thì sẽ thấy, bất kỳ trên mỗi hóa đơn thanh toán nào của bạn sẽ đều có loại thuế này. Loại thuế này được cộng trực tiếp vào giá của hàng hóa, vì vậy đối tượng phải đóng loại thuế này chính là người mua hàng. Tùy vào loại hàng hóa và dịch vụ mà bạn sẽ phải trả các mức thuế khác nhau, thông thường các mặt hàng thiết yếu như đồ ăn mức thuế sẽ là 7% (ở Việt Nam có thể là 8% hoặc 10%), các mặt hàng khác sẽ là 19%.
3. Thuế nhà thờ
Thuế nhà thờ là loại thuế bạn đóng cho các tổ chức tôn giáo tại địa phương nhằm mục đích đóng góp cho hội giáo. Đối tượng nộp loại thuế này là tất cả những thành viên đã đăng ký với giáo hội. Đây là một loại thuế khá xa lạ với người Việt Nam và Châu Á nhưng lại rất phổ biến ở các nước Tây Âu và là một trong những chính sách thuể ở Đức rất phổ biến. Tại Đức có đến 71% người dân nộp loại thuế này với mức thuế từ 8%-9% thuế thu nhập cá nhân.
4. Thuế xe
Thuế xe là loại thuế áp dụng cho các phương tiện giao thông cá nhân như xe máy, xe điện, xe ô tô,... Đối tượng chịu loại thuế này là các phương tiện giao thông và người phải đóng loại thuế này chính là chủ nhân của những phương tiện đó. Tùy vào loại và dung tích của phương tiện mà bạn đang sở hữu sẽ có các mức đóng thuế khác nhau.
5. Thuế nhà
Tương tự như thuế xe, thuế nhà ở Đức là một loại thuế đánh vào ngôi nhà của bạn. Khi bạn sở hữu một ngôi nhà mỗi năm bạn sẽ phải đóng cho Finanzamt, mức thuế sẽ tùy thuộc vào từng vùng và thành phố mà bạn ở.
Ngoài các loại thuế trên, sẽ còn rất nhiều loại thuế khác bạn có thể sẽ phải đóng tại Đức, tuy nhiên trên đây sẽ là các loại thuế phổ biến nhất.
Phải đóng bao nhiêu tiền thuế thu nhập cá nhân?
Như đã đề cập ở mục 1, thuế thu nhập cá nhân là loại thuế quan trọng nhất tại Đức. Đây là nguồn thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn nhất cho nguồn ngân sách của chính phủ nước Đức. Đối với những bạn du học sinh và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại đất nước này thì đây là một trong những chính sách thuế ở Đức được quan tâm nhất.
Thuế thu nhập cá nhân đánh vào các khoản tiền mà bạn thu nhập được từ đất nước này. Mỗi người dân tại đây sẽ phải đóng loại thuế này với các mức khác nhau dao động từ 14% - 45% tùy thuộc vào thu nhập, điều kiện và hoàn cảnh của họ.
Chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Đức đã chia các đối tượng phải nộp loại thuế này thành 6 nhóm khác nhau dựa trên tình trạng hôn nhân và hoàn cảnh gia đình, mỗi nhóm tương đương với một bậc thuế, các bậc sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, có nghĩa bậc 1 sẽ phải chịu mức thuế thấp nhất và bậc 6 chịu mức thuế cao nhất. Cụ thể như sau:
- Bậc 1: Nhóm này gồm những người đang trong tình trạng độc thân. Nghĩa là những người chưa kết hôn, người đã ly dị, ly thân hoặc có vợ/chồng ở nước ngoài sẽ được áp dụng bậc thuế 1.
- Bậc 2: Gồm những người đang nuôi con 1 mình. Nghĩa là những người làm cha hoặc làm mẹ đơn thân và đang nuôi con 1 mình sẽ được áp dụng bậc này.
- Bậc 3: Đây là bậc thuế dành cho những người đã kết hôn mà trong đó vợ/ chồng của họ thuộc các trường hợp đang thất nghiệp, đang đóng thuế thu nhập cá nhân ở mức 5 hoặc đã qua đời.
- Bậc 4: Đây là bậc dành cho những người đã kết hôn và cả 2 vợ chồng họ đều đang đi làm và có cùng mức thu nhập sẽ cùng đóng thuế ở bậc 4.
- Bậc 5: Đây là bậc dành cho những người đã kết hôn mà vợ/chồng của họ đang đóng thuế thu nhập cá nhân ở bậc 3.
- Từ bậc 3 đến bậc 4 có thể thấy, đây là 3 bậc dành cho những người đã kết hôn và có gia đình, cả hai vợ chồng họ đều đang sinh sống và làm việc tại Đức hoặc 1 trong 2 đang trong thời gian thất nghiệp. Và khi cộng bậc thuế mà cả hai phải đóng sẽ ra 8. (Ví dụ người chồng đóng thuế ở bậc 3 thì người vợ đóng ở bậc 5 và ngược lại).
- Bậc 6: Bậc này dành cho những người làm nhiều hơn 1 công việc. Ví dụ như bạn vừa làm văn phòng, vừa làm nhân viên bán bảo hiểm hoặc kinh doanh cửa hàng thì công việc nào có thu nhập cao hơn sẽ đóng thuế theo bậc từ 1-5 tùy vào hoàn cảnh và tình trạng hôn nhân của bạn, các công việc còn lại sẽ đóng theo bậc 6.
Để tính ra được % bạn cần đóng cho thuế thu nhập cá nhân sẽ phải dựa vào rất nhiều yếu tố khác, các bậc mà Tân Thành Edu vừa liệt kê ở trên chỉ là một trong những yếu tố cấu thành nên.
Dưới đây là bảng thuế năm 2021, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về mức thuế bạn phải đóng nhé:
Đối tượng |
Miễn thuế |
Tỷ lệ tăng dần từ 14%-42% |
Tỷ lệ ở mức 42% |
Tỷ lệ ở mức 45% |
Người độc thân |
Thu nhập < 9.744€ |
Thu nhập < 57.918 € |
Thu nhập từ 57.919€ - 274.612 € |
Thu nhập > 274.613€ |
Cặp vợ chồng |
Thu nhập < 19.488€ |
Thu nhập < 115.836 € |
Thu nhập từ 115.837€- 549.224€ |
Thu nhập > 549.225€ |
Sinh viên du học nghề tại Đức có được miễn thuế không?
Nếu bạn đang có ý định đi du học tại Đức và muốn biết sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân như thế nào thì hãy đọc kỹ phần này nhé. Hầu hết tất cả người dân tại Đức đều phải đóng thuế thu nhập cá nhân, bao gồm cả người dân bản xứ và các bạn du học sinh.
a. Phải chịu thuế thu nhập cá nhân
Bạn là một du học sinh đang du học tại Đức và không nhận được trợ cấp của nhà trường, nếu ngoài thời gian đi học, bạn làm thêm các công việc khác và thu nhập của bạn trên 520 Euro/ tháng bạn sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1. Trường hợp bạn làm 2 công việc trở lên và tổng thu nhập từ 2 công việc đó trên 520 Euro/ tháng thì công việc nào có lương thấp hơn sẽ phải đóng thuế ở bậc 6.
Đối với du học sinh học nghề được hưởng mức trợ cấp từ nhà trường thì mức trợ cấp đó sẽ được tính theo bậc 1 (vì hầu hết các trường và các ngành học đều trợ cấp cho học sinh trên 520 Euro/ tháng). Bên cạnh đó nếu bạn đi làm thêm Ngược lại, nếu thu nhập này của bạn trên 520 Euro thì bạn sẽ chịu mức thuế bậc 6.
b. Trường hợp được miễn hoặc giảm thuế
Chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Đức đã quy định rõ 1 số trường hợp được miễn hoặc giảm thuế đối với các bạn du học sinh như sau:
Bạn là một du học sinh đang du học tại Đức và không nhận được trợ cấp của nhà trường, nếu ngoài thời gian đi học, bạn làm thêm các công việc khác và mức thu nhập của bạn dưới 520 Euro/ tháng thì bạn sẽ không phải đóng thuế.
Đối với những du học sinh được trợ cấp từ nhà trường và đi làm thêm một công việc khác, với mức thu nhập dưới 520 Euro và không quá 10 giờ/ tuần bạn sẽ không phải đóng thuế cho khoản thu nhập này.
Thu nhập trước thuế và sau thuế là gì? Các công cụ tính
- Thu nhập trước thuế là khoản tiền hàng tháng hoặc hàng năm của bạn khi trừ đi các loại thuế và bảo hiểm.
- Thu nhập sau thuế là khoản tiền thực tế bạn nhận về được sau khi đã áp dụng các chính sách thuế ở Đức.
Tại Đức, mức lương mà người sử dụng đưa ra cho bạn chính là thu nhập trước thuế. Bởi mỗi người sẽ có những hoàn cảnh và tình trạng hôn nhân khác nhau, trong khi thuế cá nhân lại được tính dựa vào hoàn cảnh và tình trạng hôn nhân. Mà người sử dụng lao động không thể tính toán và quan tâm hết đến hoàn cảnh của từng người một. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại thuế có thể bạn không cần đóng nhưng người khác sẽ phải đóng. Vì vậy, khi đưa ra mức lương, người lao động sẽ nói đến thu nhập trước thuế của bạn.
Ngược lại, đối với người lao động điều họ quan tâm sẽ là thu nhập sau thuế. Bởi những khoản thuế phải đóng thường sẽ cố định trong một thời gian và họ không thể dùng khoản thuế đó để chi tiêu hay mua sắm cho bản thân được.
Chính sách thuế tại Đức là vô cùng phức tạp, vì vậy đã có rất nhiều công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và quyết toán thuế được thành lập. Bạn có thể sử dụng dịch vụ của các công ty này hoặc sử dụng các công cụ online để tính ra mức thu nhập hàng tháng, hàng năm của mình một cách tương đối chính xác. Tân Thành Edu sẽ giới thiệu đến bạn một công cụ được ưa chuộng nhất tại Đức đó là Brutto Netto Rechner.
Các bước sử dụng Brutto Netto Rechner như sau:
Bước 1: Truy cập vào đường link https://www.brutto-netto-rechner24.de/ giao diện của công cụ sẽ hiện ra.
Bước 2: Điền các thông tin vào trong các ô trống cho phù hợp với thông tin của bạn.
Ví dụ như bạn cần tính mức thu nhập cho một bạn sinh viên 21 tuổi, được nhận hỗ trợ từ nhà trường mỗi tháng 600 Euro, bậc phải đóng thuế là bậc 1, không phải đóng thuế nhà thờ, bang Berlin thì bạn sẽ điền các thông tin như ảnh sau:
Bước 3: Sau khi đã điền đầy đủ thông tin bạn click vào dòng chữ Berechnen để nhận được kết quả.
Chỉ cần 1 vài thao tác cơ bản bạn đã có thể biết được mức thu nhập sau thuế mà bạn có thể nhận được là bao nhiêu. Thật tuyệt vời đúng không?
Mặc dù có rất nhiều chính sách thuế ở Đức được áp dụng cho người dân với mức thuế cao nhưng Đức vẫn luôn được biết đến là một đất nước đáng sống. Lý do chính là chính phủ Đức đã dùng chính những khoản tiền thu được từ thuế để xây dựng hệ thống giáo dục, giao thông, văn hóa và kinh tế nhằm phục vụ đời sống tinh thần và vật chất cho người dân. Chính vì vậy, người dẫn Đức cảm thấy rất thoải mái bởi số tiền mà họ bỏ ra để đóng thuế đã được nhà nước sử dụng để phục vụ cho chính cuộc sống của họ. Hy vọng với bài viết này, bạn có thể trả lời cho câu hỏi Chính sách thuế ở Đức bạn phải đóng bao nhiêu tiền thu nhập cá nhân?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm